Thanh nhựa định hình (PVC-U profiles):

0.175166001332482384cuasomoquayvaotrong

Sơ lược về nhựa PVC-U: Nhựa PVC nói chung từ rất lâuđã được dùng để sản xuất các sản phẩm gia dụng và trong xây dựng như: sản phẩm giả da, ống nước, tấm trần, tấm trải sàn vinyl… với nhiều cấp độ sản phẩm, chủng loại khác nhau. Từ những năm 1960 một nhánh của PVC ra đời, đó là PVC không hóa dẻo hay còn gọi là PVC cứng: PVC-U (một số nhà sản xuất gọi là uPVC) trong các ứng dụng làm khung cửa sổ, cửa đi. PVC-U không chỉ thay thế gỗ và nhôm, sắt mà nó còn mang lại những giá trị sử dụng mới với những tính năng hiện đại đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.Công nghệ cửa nhựa có mặt ở châu Âu đã từ lâu như vậy, nhưng mãi tới những năm 1990 mới được sử dụng ở Đông Nam Á, và tới những năm cuối thế kỷ 20 mới được sử dụng ở Trung Quốc và chỉ trọng vòng mấy năm đã thành phổ biến rộng khắp. Ở Việt Nam, những chiếc cửa nhựa PVC-U xuất hiện cũng khá sớm, nhưng mãi tới 1999-2000 mới có sản phẩm cửa nhựa PVC-U made in Vietnam.

Quy trình sản xuất: Về cơ bản, quy trình sản xuất cửa nhựa PVC-U hơi giống so với nhôm. Tại các nhà máy, người ta sản xuất các thanh nhựa định hình (PVC-U profiles), từ đây các nhà sản xuất cửa sử dụng những thanh nhựa này cùng với thép định hình phù hợp nhằm tăng cường độ cứng (gia cường) để làm khung cửa các loại. Điểm khác biệt trong sản xuất khung cửa giữa cửa nhựa và cửa nhôm là ở chỗ:

– Sử dụng thép bên trong để tăng cường độ cứng;

– Hàn liền khung ở các góc;

– Các thanh định hình có tính đồng bộ cao và tính năng chuyên biệt đối với mỗi thanh;

Sản xuất thanh nhựa định hình: Để sản xuất ra các thanh nhựa định hình, phải dùng bột nhựa PVC (PVC resin), đó là dạng nguyên sinh của nhựa PVC, qua quá trình trộn, ủ với các phụ gia phù hợp. Mỗi một nhà sản xuất có những công thức phối liệu khác nhau để ra nhiều cấp độ sản phẩm. Hỗn hợp nguyên liệu được gia nhiệt và qua máy ép đùn, mỗi định dạng thanh có bộ khuôn (gồm hệ thống khuôn nóng và khuôn lạnh) khác nhau. Thanh nhựa sẽ được đùn ra liên tục, người ta cắt theo chiều dài phù hợp, thông thường là 4 hoăc 6m/thanh.

Màu sắc: Khác với một số loại nhựa thường có màu xám, màu nguyên sinh nhựa PVC-U là màu trắng.

Chất lượng: Kỹ thuật pha trộn phụ gia và kỹ thuật ép đùn khác nhau sẽ cho ra các chất lượng nhựa PVC-U khác nhau. Vì vậy để đánh giá chất lượng, không nên chỉ dùng cảm quang mà cần phải biết rõ các thông số cơ – lý tính: độ chịu uốn, giới hạn bền kéo, độ chịu va đập…  Ngoài ra, một thanh nhựa chất lượng cao phải có bề mặt nhựa phải nhẵn, bóng và trai cứng để chống bám bụi, dễ lau rửa, màu sắc phải đồng đều.

Thép gia cường:

Nhựa PVC-U có những tính năng tuyệt vời cho ứng dụng làm khung cửa, tuy vậy xét về độ chịu uốn lại bị hạn chế so với nhôm, sắt vì vậy người ta sử dụng thép làm tăng khả năng chịu uốn cho khung cửa, gọi là thép gia cường. Với mỗi định đạng thanh nhựa sẽ phải có một loại thép hình phù hợp, thông thường là thép lá dạng băng, cuộn được định hình dạng U, C, G sao cho vừa vặn với lòng bên trong của thanh nhựa. Trong sản xuất, trước khi hàn các góc khung cửa, người ta đưa thép vào và bắt vít cố định giữa thép và nhựa. Tại các mối hàn khung cửa sẽ không có thép, chỉ có nhựa được nóng chảy ra lấp gần như kín đặc phần phía bên trong thanh nhựa. Để có sản phẩm chất lượng cao, thép gia cường phải là thanh chạy suốt chiều dài thanh nhựa, ngoài ra không được bỏ qua chỗ khoét lỗ khóa. Tuy nằm phía bên trong thanh nhựa, không tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, nhưng người ta vẫn sơn hoặc mạ chống gỉ cho thép, thanh thép được mạ kẽm nóng sẽ cho tuổi thọ cao nhất.

Phụ kiện kim khí:

Khác với các loại cửa truyền thống, đối với cửa nhựa phụ kiện kim khí là một trong những thành phần quan trọng, không thua kém các vật liệu chính khác. Phụ kiện kim khí sẽ quyết định tính ổn định trong vận hành và một vài tính năng quan trọng của một bộ cửa. Khác với nhựa và thép, luôn luôn chiếm môt tỷ trọng ít nhất định trong giá thành sản xuất cửa, phụ kiện kim khí phụ thuộc vào loại cửa, thiết kế và tính năng của bộ cửa, tỷ lệ giá thành chiếm từ 20% đến 50% một bộ cửa, cá biệt có những bộ phụ kiện chiếm tới 70% giá thành sản xuất 1 bộ cửa.

Phụ kiện kim khí bao gồm:

– Bản lề các loại;

– Khóa, tay khóa, chốt, tay chốt, thanh chặn, thanh hãm, ray trượt, bánh xe trượt…

Phụ kiện kim khí có chất lượng cao được đánh giá qua:

– Chất lượng vật liệu, thường bằng thép hợp kim, nhôm hợp kim có mạ chống gỉ;

– Tính đồng bộ trong mỗi bộ phụ kiện;

– Vận hành ổn định và có thể điều chỉnh được theo yêu cầu trong sinh hoạt;

– Hình thức đẹp, màu sắc phù hợp với màu khung cửa;

Để chọn phụ kiện kim khí phù hợp nên chọn các nhãn hiệu có uy tín ở Việt Nam như: GQ, G-U, Roto…